Bãi Bỏ Chương Trình Giảng Dạy Song Ngữ cho sinh viên khiếm thính Việt Nam
Liên Minh Về Quyền Ngôn Ngữ Toàn Cầu lo ngại quyết định gần đây của truờng Đại học Đồng Nai ở Việt Nam khi họ quyết định bãi bỏ các chương trình giảng dạy song ngữ cho sinh viên khiếm thính theo học ở truờng. Hơn hai mươi năm qua, các chương trình giảng dạy này đã đóng một vai trò quan trọng nhằm đảm bảo quyền học Ngôn ngữ khiếm thính cho một triệu người ở Việt Nam.
Theo một nguồn tin biết rõ về vấn đề này thì người quyết định bãi bỏ hòan toàn các chương trình giảng dạy này là tân hiệu trưởng do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai bổ nhiệm. Những sinh viên đã và đang theo học khóa học giảng dạy ngôn ngữ khiếm thính tại trường đã phải chuyển sang các cơ sở giảng dạy khác nhưng lại không được giảng dạy bằng Ngôn ngữ cử chỉ.
Quyết định bãi bỏ các chương trình giảng dạy này liên quan đến nghị định mới của chính phủ Việt Nam công bố vào tháng tám năm 2022 về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam. Nghị định này cắt giảm đáng kể quy mô hoạt động của các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không hỗ trợ cho vấn đề giáo dục cho người khiếm thính. Các chương trình giảng dạy cho người khiếm thính tại trường đại học Đồng Nai được tổ chức Nippon Nhật Bản tài trợ.
Nhìn bao quát, quyết định bãi bỏ các chương trình giảng dạy này cần xem xét trong bối cảnh các cuộc bắt bớ quy mô lớn nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền và tăng cường khép chặt không gian hoạt động cho các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Ví dụ điển hình gây lo ngại gần đây nhất là chính phủ Việt Nam sử dụng luật thuế để bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động, trong đó có nhà hoạt động về quyền sở hữu đất đai Trương Văn Dũng và nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu Hoàng Thị Minh Hồng. Vụ việc này càng làm rõ hơn nhu cầu đảm bảo các quyền dân sự và chính trị cơ bản nhằm để bảo vệ cái quyền được giảng dạy ngôn ngữ cho người khiếm thính.
Comments